Lựa Chọn Gói Internet Tốc Độ Tốt Nhất Theo Nhu Cầu Sử Dụng

Internet tốc độ tốt nhất còn tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của mỗi người. Nói một cách đơn giản, tốc độ internet trong phạm vi 150–300 Mb/giây (Mbps) là lý tưởng cho hầu hết các hộ gia đình vì chúng có thể đảm bảo tín hiệu cho các hoạt động thông thường như phát trực tuyến và video call cho 5 đến 10 người dùng cùng một lúc. Tuy nhiên, đối với văn phòng làm việc, cơ sở kinh doanh hoặc chơi game online…thì tốc độ download, upload, thời gian phản hồi- độ trễ (Ping) là những điểm cần lưu ý.

Lựa chọn gói internet tốc độ tốt nhất là phải đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng và tối ưu về chi phí. Điều này tùy thuộc vào bạn sử dụng internet để làm gì?
Lựa chọn gói internet tốc độ tốt nhất là phải đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng và tối ưu về chi phí. Điều này tùy thuộc vào bạn sử dụng internet để làm gì?

Tốc độ tải lên, tải xuống và độ trễ tùy thuộc vào mạng wifi mà bạn sử dụng. Trong thời đại chuyển đổi số hiện nay, lựa chọn tối ưu là đường truyền FTTH được cung cấp bởi nhà mạng Viettel, FPT hoặc VNPT. Các nhà mạng cáp đồng thường mang đến trải nghiệm trực tuyến kém hơn rất nhiều. Tốc độ wifi trung bình mà bạn trải nghiệm tại nhà thường thấp hơn 20-50% so với băng thông mà nhà mạng cung cấp, điều này phụ thuộc vào vị trí sử dụng, tốc độ internet sẽ giảm dần khi bạn di chuyển ra xa router hoặc do nhiễu sóng điện từ (đối với sóng 2.4GHz) và do các vật cản (đối với sóng 5GHz do khả năng xuyên tường kém hơn 2.4GHz). Vì thế bạn nên chọn gói cước internet có tốc độ cao hơn tốc độ bạn cần, để tránh tình trạng mạng yếu.

Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của mỗi khách hàng mà có khái niệm khác nhau về thế nào là tốc độ internet tốt nhất. Ở bài viết này, Viettel Online sẽ giúp bạn xác định tốc độ internet bạn cần dựa trên số lượng người dùng internet trong nhà bạn và cách họ sử dụng internet.

I. Sơ lược về băng thông- tốc độ internet:

Băng thông là chỉ tốc độ truyền tải dữ liệu trên đường truyền internet mà bạn sử dụng. Đơn vị tính thông thường là Mbps (viết tắt của cụm từ megabit/giây). Nên lưu ý Mbps khác với MBps (megabyte/giây).

Băng thông là tốc độ truyền tải dữ liệu của đường truyền internet (đơn vị Mbps-mb/s)
Băng thông là tốc độ truyền tải dữ liệu của đường truyền internet (đơn vị Mbps-mb/s)

1. Chỉ số Mbps, MBps và Gbps:

– Mbps (Megabit per second) là viết tắt của “Megabit trên giây”. Đây là thước đo tiêu chuẩn về “tốc độ” hoặc “băng thông” trên các kết nối internet tại nhà. Nó đo có bao nhiêu bit (đơn vị thông tin kỹ thuật số) có thể được truyền đi mỗi giây. Thông thường, bạn sẽ thấy các tốc độ từ 100–1.000 Mb/giây được quảng cáo cho các gói cước internet gia đình.Tốc độ “megabit trên giây” tương đương truyền tải  “một triệu bit dữ liệu trong một giây”.

– Mỗi byte (MB) tương đương 8 bit (Mb) vậy 1MBps = 8Mbps.

– Gbps là đơn vị đo của các gói cước gigabit, hiện tại tốc độ internet tốt nhất cho các đường truyền dân dụng có mức tối đa là 1Gbps tương đương 1.024Mbps. Và hiện tại chỉ có các gói cước wifi 6 mới có thể hỗ trợ wifi tiệm cận với tốc độ này.

2. Tốc độ download, upload và chỉ số Ping:

Nếu bạn không biết sự khác biệt giữa tốc độ download và upload, đây là bảng phân tích đơn giản:

  • Download- tốc độ tải xuống: tốc độ kết nối internet của bạn có thể truy xuất dữ liệu từ internet (trang web, video, ảnh, tài liệu, v.v.)
  • Upload- tốc độ tải lên: tốc độ kết nối internet của bạn có thể gửi dữ liệu từ thiết bị của bạn lên internet (tải video lên YouTube, gửi tài liệu qua email, v.v.)

Thông thường, khi bạn sử dụng internet cáp quang sẽ có tốc độ download=upload. Còn các đường truyền cáp đồng 2 chỉ số này sẽ khác nhau, tốc độ download thường lớn hơn upload.

Đối với nhu cầu sử dụng cơ bản để lướt web, duyệt mail hay xem video trực tuyến tốc độ download là quan trọng nhất. Bạn chỉ nhận biết về tốc độ up load khi tải dữ liệu lên internet, hoặc các hoạt động trưc tuyến có tương tác từ hệ thống hoặc người dùng khác như livestream, chơi game online.

Hoàn thành 1 vòng truyền tải dữ liệu lên hệ thống và tiếp nhận được phản hồi từ hệ thống về thiết bị được gọi là độ trễ (đo bằng mili giây- ms). Chỉ số ước lượng “thời gian trễ trọn vòng” cho 1 thao tác từ lúc truyền dữ liệu đến lúc nhận phản hồi từ máy chủ cho 1 thao tác được gọi là Ping. Ping tối ưu cho các trải nghiệm trực tuyến ở mức dưới 75ms. Tuy nhiên còn tùy thuộc vào bạn sử dụng internet để làm gì.

II. Tốc độ internet tốt nhất cho từng nhu cầu sử dụng:

Dưới đây là một số yêu cầu chung về tốc độ tải xuống dựa trên các hoạt động trực tuyến hàng ngày:

  • Kiểm tra email và duyệt web: tối thiểu 3-5 Mbps
  • Truyền phát nội dung HD: tối thiểu 5-10 Mbps
  • Truyền phát nội dung 4K và chơi các game trực tuyến cơ bản: tối thiểu 15 Mbps cho mỗi thiết bị
  • Livestream, chơi game online… độ phân giải cao và tải xuống các tệp rất lớn: tối thiểu 25 Mbps

1. Internet tốc độ tốt là gì?

Bất kỳ kết nối internet nào trên 100 Mbps đều là tốc độ internet tốt. FCC hiện định nghĩa kết nối internet “băng thông rộng” là kết nối cung cấp ít nhất 25 Mb/giây cho tốc độ tải xuống và 3 Mb/giây cho tốc độ tải lên. Đây là mức sử dụng cơ bản cho 1 cá nhân sử dụng. tuy nhiên, các hộ gia đình lớn hơn từ ba đến năm người nên xem xét tốc độ gần với phạm vi 100–300 Mbps

Để có tốc độ internet tốt nhất, kết nối phải đáp ứng nhu cầu của hộ gia đình, điều này sẽ thay đổi tùy theo số lượng thiết bị được kết nối và số lượng người sử dụng kết nối cùng một lúc.

Trải nghiệm sử dụng kết nối internet phụ thuộc vào một số yếu tố:

  • Có bao nhiêu thiết bị được kết nối và sử dụng đồng thời?
  • Có bao nhiêu người đang truyền phát video từ Netflix, YouTube hoặc dịch vụ khác?
  • Bạn có đang sử dụng Wi-Fi tại nhà để chơi game online có độ phân giải cao hay không?
  • Bạn có thường xuyên cần gửi các tệp lớn cho công việc không?
  • Bạn có thường xuyên Livestream hay bạn chủ yếu làm các tác vụ trực tuyến đơn giản?
  • Bạn có dễ cảm thấy khó chịu nếu trò chơi của bạn bị chậm hoặc trang web của bạn mất một lúc để tải không?

Như bạn có thể thấy, tốc độ internet tốt còn tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của mỗi khách hàng. Chẳng hạn, nếu bạn đang sử dụng Wi-Fi tại nhà chỉ để duyệt web và gửi email, bạn có thể lựa chọn gói 150Mbps cho 10 thiết bị sử dụng.

Nhưng nếu bạn là 1 Streamer, hoặc 1 game thủ, hoặc có nhiều thiết bị thông minh trong nhà, gói cước wifi tốc độ 150Mbps là không đảm bảo. Bạn nên căn nhắc các gói cước có tốc độ cao hơn như 250Mbps cho 3 đến 5 thiết bị sử dụng cùng lúc hoặc gói không giới hạn băng thông (gói SUN3 hoặc STAR3 của Viettel) để sử dụng cho nhiều thiết bị hơn. Và điều chắc chắn là nên lựa chọn các nhà mạng cáp quang để có được tốc độ internet tốt nhất.

Thêm một lưu ý nữa là hiệu suất truyền tải của đường truyền internet còn tùy thuộc vào khu vực bạn đang ở… Ở TP. Hồ Chí Minh hoặc Hà Nội mật độ dân cư cao hơn, thiết bị thông minh nhiều hơn… mật độ sử dụng wifi quá dầy sẽ gây nhiễu sóng đối với sóng wifi băng tần 2.4GHz. Bên cạnh đó còn tùy thuộc vào trạm cáp quang mà bạn kết nối. Ở một số khu vực có trạm cáp quang được đầu tư lâu có tốc độ truyền tải tối đa ở mức 300Mbps, nhưng ở những trạm cáp nhà mạng mới đầu tư trong 5 năm trở lại đây sẽ cho tốc độ truyền tải lên đến 1024Mbps. Các gói không giới hạn băng thông thường có tốc độ bằng băng thông tối đa mà trạm cho phép.

Khi đăng ký, khách hàng thường cân nhắc chi phí lắp đặt internet và lựa chọn các gói cước wifi rẻ nhất, mà không tính toán kỹ nhu cầu sử dụng của cá nhân, gia đình mình. Nên thường dẫn đến trường hợp lắp đặt xong không sử dụng được như mong muốn.

2. Internet tốc độ cao là gì?

Trên cơ bản, những đường truyền cho tốc độ truyền tải dữ liệu trên 100Mbps đều được xem là internet tốc độ cao. Khi tốc độ truyền tải đạt mức gần 1Gpbs (1024Gbsps) được gọi là gói cước “Gigabit”.

Đa số khách hàng đều không cần sử dụng đường truyền tốc độ lên đến 1Gbps. Nhưng những gói cước internet này sẽ là lựa chọn tốt nhất cho dân IT, game thủ hoặc streamer, các hộ gia đình đông người và các công ty sử dụng nhiều thiết bị.

3. Các gói internet không giới hạn băng thông:

Các gói internet có băng thông không giới hạn của các nhà mạng cáp quang hiện nay chỉ là tiệm cần tới gigabit. Điều này tùy thuộc vào trạm cáp quang mà bạn kết nối. Thông thường các trạm cáp quang GPON sẽ cho tốc độ truyền tải dữ liệu ở mức 300Mbps- 1000Mbps.

Gói internet không giới hạn băng thông tức là nhà mạng cam kết băng thông tối thiểu là 300Mbps
Gói internet không giới hạn băng thông tức là nhà mạng cam kết băng thông tối thiểu là 300Mbps

Có nghĩa là khi bạn đăng ký gói wifi 150Mbps thì tốc độ truyền tải tối đa của đường truyền là 150 mb/s. Còn khi bạn đăng ký gói internet không giới hạn băng thông thì nhà mạng sẽ mở full băng thông theo trạm mà bạn kết nối. Lúc này, nhà mạng sẽ cam kết băng thông tối thiểu là 300Mbps.

III. Tốc độ mạng tốt nhất để phát trực tuyến

5Mbps là tốc độ tải xuống cơ bản để xem ở chế độ hình ảnh có độ phân giải HD trên 1 thiết bị thông minh nhu laptop, smart phone…

Truyền phát cơ bản không yêu cầu nhiều băng thông. Tuy nhiên, khi bắt đầu phát trực tiếp ở độ phân giải 4K hoặc phát trực tiếp trên nhiều thiết bị cùng lúc, bạn sẽ cần một gói internet lớn hơn nhiều.

1. Tốc độ wifi tốt để xem youtube, lướt facebook hoặc tiktok…?

Thông thường, truyền phát video trên các nền tảng như Netflix, YouTube TV, Facebook hay Tiktok… yêu cầu 3-5 Mbps để truyền phát ở chế độ HD.

Nếu muốn livestream ở 4K Ultra HD, bạn sẽ cần tốc độ tối thiểu là 10 Mb/giây. Tuy nhiên, việc phát trực tuyến dù chỉ một video ở độ phân giải 4K HD cũng có thể sử dụng hết băng thông khả dụng của bạn. Vì lý do đó, nếu bạn thích video HD và bạn có nhiều thiết bị được kết nối cùng lúc, bạn nên lựa gói cước internet có tốc độ 250Mbps trở lên.

Tốc độ mạng tốt nhất để xem video trực tuyến ở chế độ full HD hoặc 4K tối thiểu 10Mbps cho mỗi thiết bị
Tốc độ mạng tốt nhất để xem video trực tuyến ở chế độ full HD hoặc 4K tối thiểu 10Mbps cho mỗi thiết bị

Chẳng hạn, giả sử bạn có tốc độ kết nối giảm xuống 150 Mbps. Nếu tổng dung lượng kết nối internet của bạn là một chiếc bánh, thì mỗi thiết bị trực tuyến sẽ nhận được một “phần”.

Tổng tốc độ đường truyền của bạn được chia cho tất cả các thiết bị được kết nối với mạng. Vì vậy, gói 250 Mbps có thể chỉ cung cấp 25Mbps/thiết bị nếu bạn trực tuyến 10 thiết bị cùng lúc.

Ngoài ra, sử dụng Wi-Fi sẽ luôn chậm hơn so với kết nối bằng dây Lan.

Và để tối ưu tốc độ truyền tải dữ liệu và có những trải nghiệm trực tuyến mượt mà nhất, bạn nên:

  1. Kết nối các thiết bị phát trực tuyến của bạn với bộ định tuyến bằng cáp ethernet bất cứ khi nào có thể.
  2. Khi phát trực tuyến qua Wi-Fi, hãy đặt thiết bị phát trực tuyến càng gần bộ định tuyến càng tốt, không có rào cản vật lý như tường hoặc đồ đạc giữa chúng. Điều này sẽ giúp bạn đạt được kết nối ổn định hơn.

2. Tốc độ Internet tốt nhất để chơi game

Chơi game trực tuyến là một trong số ít các hoạt động yêu cầu tốc độ upload nhanh. Điều này là do các hành động mà bạn thực hiện trong trò chơi được tải lên máy chủ để những người chơi khác xem và tương tác. Nên tốc độ upload là điều kiện tiên quyết khi chọn gói cước internet để chơi game. Tốc độ upload ảnh hưởng trực tiếp đến Ping (độ trễ)

Game online là một trong những hoạt động trực tuyến yêu cầu tốc độ upload nhanh và đỗ trễ (ping-ms) thấp
Game online là một trong những hoạt động trực tuyến yêu cầu tốc độ upload nhanh và đỗ trễ (ping-ms) thấp

2.1 Cần bao nhiêu tốc độ Internet để chơi game?

Yêu cầu tốc độ Internet tối thiểu để chơi game thường là 15Mbps cho mỗi thiết bị. Nếu trong gia đình có 10 thiết bị truy cập, bạn có thể lựa chọn gói 150Mbps là đã có thể chơi game mượt mà. Tuy nhiên, tốc độ không phải là điều duy nhất quan trọng khi chơi game: ping và độ trễ cũng đóng một vai trò quan trọng.

2.2 Ping và độ trễ:

Ping được viết tắt của từ Packet Internet Groper, là một công cụ cho mạng máy tính sử dụng trên các mạng TCP/IP để kiểm tra xem có thể kết nối tới một máy chủ cụ thể nào đó hay không.

Ngoài ra, Ping còn là chỉ số đo khoảng thời gian một thao tác được truyền tải tới máy chủ kết nối và nhận lại phản hồi từ máy chủ- được gọi là độ trễ. Đơn vị đo độ trễ tính bằng ms (mili giây)

Nói đơn giản hơn, Ping dùng để kiểm tra kết nối của hai hay nhiều thiết bị trên 1 đường truyền, hoặc kiểm tra kết nối từ máy trạm tới máy chủ mà nó kết nối bằng cách đo tổng thời gian gửi và trả về của gói dữ liệu chuẩn.

Những game thủ chuyên nghiệp hoặc chơi game nghiêm túc chắc chắn sẽ muốn giảm thiểu con số này bằng sử dụng đường truyền internet cáp quang hoặc kết nối trực tiếp bằng dây Lan cho thiết bị chơi game của họ với modem/bộ định tuyến.

Độ trễ còn bị ảnh hưởng bởi khoảng cách từ vị trí của bạn đến vị trí đặt máy chủ của trang web hoặc game mà bạn kết nối. Ví dụ bạn lắp đặt internet Viettel ở TPHCM và chơi 1 game đặt máy chủ ở Hà Nội, Ping sẽ nằm ở mức 20-25, nhưng bạn lắp mạng Viettel ở Hà Nội và kết nối với game này ping sẽ nằm ở mức 1-5ms.

Chỉ số ping nằm ở mức dưới 30ms là chơi game mượt mà, ổn định nhất. Trên mức này bạn nên cân nhắc nâng cấp gói cước internet, kết nối trực tiếp thiết bị với modem bằng dây Lan, hoặc đổi nhà cung cấp khác.

III. Làm cách nào để có được tốc độ internet tốt nhất?

Nếu bạn đang sở hữu một đường truyền internet nhưng không chắc chắn tốc độ thực tế có đúng với gói cước mà nhà mạng cung cấp hay không bạn có thể sử dụng công cụ đo tốc độ mạng để kiểm tra lại. Về cơ bản, công cụ này hoạt động bằng cách gửi các mẫu dữ liệu thử nghiệm đến các máy chủ từ xa khác nhau, giống như cách bạn thực hiện khi duyệt web. Sau đó, chúng tôi hiển thị tốc độ tải lên và tải xuống trung bình của các phần dữ liệu riêng lẻ đó, cho phép bạn biết rõ thiết bị đó đang kết nối ở tốc độ bao nhiêu.

Sử dụng công cụ SPEEDTEST để đo tốc độ mạng
Sử dụng công cụ SPEEDTEST để đo tốc độ mạng

Lưu ý là đối với thiết bị kết nối bằng wifi, tốc độ sẽ suy hao khi di chuyển ra xa modem, và còn phụ thuộc và độ mạnh chip wifi của thiết bị đó. Nên để đo chính xác tốc độ đường truyền, tốt nhất nên kết nối thiết bị bằng dây Lan.

1. Những lưu ý khi lắp đặt wifi:

 1.1 gói cước internet có băng thông càng cao thì mạng càng mạnh?

Đây là quan điểm sai lầm nhất mà nhiều khách hàng gặp phải. Và đôi khi nhân viên tư vấn của nhà mạng cũng không hiểu rỏ vấn đề này dẫn đến việc tư vấn sai, lựa chọn gói cước wifi có băng thông cao nhưng không đúng nhu cầu sử dụng ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ và gây lãng phí cho khách hàng.

Băng thông hiểu theo nghĩa đơn giản nhất là tốc độ truyền tải dữ liệu (download/upload) tối đa của đường truyền. Ví dụ: bạn đăng ký gói cước wifi Viettel 250Mbps nghĩa là bạn đang sở hữu một đường truyền wifi có tốc độ download = upload = 250Mbps. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh đây là tốc độ đường truyền, không phải các thiết bị kết nối với đường truyền này đều sẽ có tốc độ truyền tải 250Mbps.

Thực tế, mỗi thiết bị kết nối wifi và mạng Lane như: điện thoại, máy tính, smart tivi, IP camera… khi trực tuyến chỉ sử dụng 5 đến 8 Mbps băng thông (tùy dòng thiết bị và chip wifi hỗ trợ). Điều này có nghĩa: không phải đường truyền nhà bạn tốc độ 250Mbps thì bạn tải dữ liệu dung lượng 1Gb trong vòng 4 giây. Mà là với gói 250Mbps bạn có thể online cùng một lúc từ 30 đến 50 thiết bị với tốc độ xử lý dữ liệu trên mỗi thiết bị từ 5 đến 8 Mb/s.

1.2. Sóng wifi và giới hạn user của các loại modem wifi:

Hiện nay nhà mạng Viettel trang bị cho khách hàng modem wifi có 2 băng tần là 2.4Ghz và 5Ghz. Sóng wifi băng tần càng cao, bước sóng càng ngắn nên wifi 5GHz có tốc độ cao, ổn định hơn, ít bị nhiễu bởi sóng điện từ phát ra từ các thiết bị điện tử khác. Nhưng tầm hoạt động ngắn hơn và khả năng xuyên vật cản kém hơn sóng 2.4GHz.

+ Tầm phát ổn định của sóng 2.4GHz trên lý thuyết là 30m cách modem. Tuy nhiên, thực tế tầm phát ổn định của sóng 2.4Ghz chỉ cách modem 15m do ảnh hưởng của sóng điện từ do các thiết bị điện tử khác và sự trùng lặp các sóng wifi 2.4GHz xung quanh.

+ Tầm phát ổn định thực tế của sóng 5GHz trong bán kính 10m quanh modem và khả năng xuyên tường, xuyên vật cản kém hơn wifi 2.4Ghz.

+ Mỗi modem chính do nhà mạng trang bị thường giới hạn ở 15- 20 user truy cập cùng lúc.

+ Các loại Home Wifi (wifi mesh) khách hàng tự mua bên ngoài, hoặc trang bị miễn phí kèm theo các gói supernet của Viettel có thể chịu tải thêm khoảng 30 user.

+ Các loại thiết bị phát phụ (Access Point hay gọi tắt là AP) có thể chịu tải thêm từ 20 đến 50 user tùy loại.

+ Các loại Draytek thường giới hạn khoảng 50 đến 150 user tùy dòng.

Để lựa chọn gói cước wifi phù hợp với nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp, quán ăn, quán cafe… có nhiều thiết bị truy cập wifi cùng lúc khách hàng nên ước lượng số lượng thiết bị truy cập và lựa chọn các gói Star Viettel để được trang bị miễn phí home wifi hoặc tự mình trang bị thêm thiết bị phát phụ (AP) để tránh trường hợp quá tải (gói cước dư băng thông nhưng bị yếu do modem chính chịu tải không nổi).

Vị trí đặt modem wifi tốt nhất là ở giữa nhà và xa các thiết bị có sóng điện từ.
Vị trí đặt modem wifi tốt nhất là ở giữa nhà và xa các thiết bị có sóng điện từ.

2. Những cách để có tốc độ wifi tốt nhất:

  1. Đặt modem ở vị trí tốt nhất: Để có tốc độ Internet tốt nhất, nên đặt modem ở vị trí cao, tránh đặt trong khu vực có sóng điện từ hoặc các thiết bị khác gây nhiễu sóng như (tủ lạnh, lò vi sóng, bếp điện từ…)
  2. Sử dụng băng tần 5GHz: Nếu modem của bạn hỗ trợ băng tần 5GHz, hãy sử dụng để tối ưu hóa tốc độ Internet. Băng tần 5GHz có tốc độ cao hơn băng tần 2.4GHz và ít bị nhiễu hơn.
  3. Đặt mật khẩu Wifi: Đặt mật khẩu cho mạng Wifi của bạn để tránh người khác sử dụng đường truyền của bạn, gây giảm tốc độ Internet.
  4. Cập nhật firmware và driver: Hãy đảm bảo rằng firmware và driver của modem của bạn đã được cập nhật lên phiên bản mới nhất để tối ưu hóa tốc độ Internet.
  5. Tắt các thiết bị không sử dụng: Tắt các thiết bị không sử dụng kết nối Wifi để giảm tải trên mạng và tăng tốc độ Internet.
  6. Sử dụng các phần mềm quản lý mạng: Các phần mềm quản lý mạng có thể giúp bạn kiểm soát tốc độ và tải trên mạng của bạn, giúp tối ưu hóa tốc độ Internet.

Lưu ý rằng tốc độ Internet cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như số lượng người dùng truy cập, tải xuống và tải lên dữ liệu, cũng như các yếu tố khác như khoảng cách giữa modem và thiết bị truy cập. Do đó, các cách trên chỉ giúp tối ưu hóa tốc độ Internet nhưng không đảm bảo rằng bạn sẽ đạt được tốc độ tối đa.

3. Cách tăng cường bảo mật cho wifi:

Để đảm bảo độ bảo mật cho Wifi, bạn cần lưu ý những điểm sau đây:

  1. Đặt mật khẩu mạnh: Bạn cần đặt mật khẩu mạnh cho mạng Wifi của mình để tránh bị tấn công bằng cách sử dụng các từ mật khẩu phức tạp chứa cả chữ hoa, chữ thường, số và ký tự đặc biệt. Bạn nên đổi mật khẩu định kỳ và không chia sẻ với bất kỳ ai ngoại trừ các thành viên trong gia đình hoặc những người mà bạn tin tưởng.
  2. Tắt WPS: WPS (Wi-Fi Protected Setup) là một tính năng để kết nối các thiết bị đến mạng Wifi dễ dàng hơn. Tuy nhiên, WPS có thể là một lỗ hổng bảo mật và cho phép tin tặc truy cập vào mạng Wifi của bạn. Vì vậy, bạn nên tắt tính năng WPS trên modem của mình.
  3. Bật mã hóa WPA2: Mã hóa WPA2 là một phương pháp mã hóa bảo mật Wifi an toàn và nên được bật trên modem của bạn. Bạn nên sử dụng chế độ WPA2-AES để đảm bảo độ bảo mật tốt nhất cho mạng Wifi của mình.
  4. Tắt broadcasting tên mạng Wifi (SSID): Broadcasting tên mạng Wifi (SSID) có thể khiến cho mạng Wifi của bạn trở nên dễ dàng để bị tấn công. Bạn nên tắt tính năng broadcasting SSID trên modem của mình để tránh bị tấn công.
  5. Bật tường lửa: Tường lửa là một phần mềm bảo mật được sử dụng để ngăn chặn các tấn công từ mạng Internet vào mạng của bạn. Bạn nên bật tường lửa trên modem của mình để đảm bảo độ bảo mật cho mạng Wifi của mình.
  6. Cập nhật firmware và driver: Hãy đảm bảo rằng firmware và driver của modem của bạn đã được cập nhật lên phiên bản mới nhất để đảm bảo độ bảo mật tốt nhất cho mạng Wifi của bạn.
  7. Sử dụng phần mềm diệt virus: Bạn nên sử dụng phần mềm diệt virus để bảo vệ các thiết bị truy cập mạng Wifi của bạn khỏi các phần mềm độc hại hoặc virus.

“Tóm lại, khái niệm về tốc độ internet tốt nhất còn tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của mỗi cá nhân, gia đình. Bất cứ gói cước internet nào đảm bảo chất lượng sử dụng, mang lại những trải nghiệm trực tuyến mượt mà và tối ưu về chi phí lắp đặt thì đều là gói cước tốt nhất cho bạn. Để được tư vấn chi tiết hơn, khách hàng vui lòng liên hệ 0976.358.978 để được hỗ trợ”.

Đánh Giá
Tags :

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Đăng Ký
Gọi HOTLINE