Hạ Tầng FTTH Công Nghệ AON và GPON Là Gì?

Hạ tầng FTTH công nghệ AON và GPON là gì? Ưu nhược điểm của từng loại công nghệ? … Đây là những thắc mắc thường gặp của khách hàng khi tìm hiểu sâu về đường truyền internet mà mình đang sử dụng. Ở bài viết này, Viettel Online sẽ giúp khách hàng hiểu rỏ ưu, nhược điểm của hạ tầng FTTH công nghệ AON và GPON sẽ giúp khách hàng lựa chọn nhà mạng tốt nhất để sử dụng cho gia đình, doanh nghiệp mình.

Hạ Tầng FTTH Công Nghệ AON Và GPON là mạng internet cáp quang băng thông rộng đến từng nhà.
Hạ Tầng FTTH Công Nghệ AON Và GPON là mạng internet cáp quang băng thông rộng đến từng nhà.

Trong thời đại chuyển đổi số, với sự bùng nổ mạnh mẽ về kho nội dung trên các nền tảng trực tuyến, Internet giờ đây không chỉ đơn thuần sử dụng như công cụ đọc tin tức, kết nối mọi người, mà còn là nền tảng để trao đổi dữ liệu, đăng tải thông tin, làm việc trực tuyến,… Đứng trước nhu cầu sử dụng ngày một tinh tế hơn từ người dùng, nhà mạng Viettel đã triển khai hạ tầng FTTH đến toàn bộ các địa bàn có trạm sóng Viettel, đáp ứng tiêu chí nhanh về cả tốc độ đường truyền, sự nhanh nhạy bắt kịp xu thế công nghệ cũng như phương châm phục vụ khách hàng 24/7. Trong đó chủ yếu sử dụng công nghệ GPON. Ở một số khu vực yêu cầu cao về chất lượng đường truyền và độ bảo mật sẽ triển khai hạ tầng AON.

I. Cáp quang- cáp đồng và hạ tầng FTTH :

1. Sơ lược về hạ tầng FTTH:

FTTH là viết tắt của cụm từ Fiber To The Home, là thuộc ngữ để chỉ mạng internet cáp quang băng thông rộng được kết nối với tốc độ rất cao đến tận nhà để có thể cung cấp các dịch vụ như internet, wifi, truyền hình số và điện thoại cố định…Trong thời đại chuyển đổi số, mạng cáp quang FTTH đang phát triển mạnh mẽ và trở thành nhu cầu thiết yêu không chỉ ở Việt Nam mà cả trên toàn thế giới.

Cáp quang ra đời từ năm 1966, do hai kỹ sử trẻ người Anh là Charles Kuen Kao và George Hockman nghiên cứu và phát triển. Cáp quang truyền tải tín hiệu theo cách thức chuyển đổi điện- quang- điện. Thời gian đầu, khả năng truyền tải dữ liệu trên sợi quang khá hạn chế. Đến 1970, các công ty viễn thông nhận thấy tiềm năng phát triển mạnh mẽ của công nghệ mới này, nên bắt đầu nghiên cứu sâu và áp dụng sử dụng công nghệ này. Đến những năm 90, FTTH trở nên phổ biến ở các thành phố cũng như dưới đáy biển và trở thành cuộc các mạng công nghệ thay thế cho phương thức truyền tải dữ liệu truyền thống- cáp đồng.

2. Cáp quang và ưu nhược điểm của FTTH:

Cáp quang là một loại cáp viễn thông tương đối đặc biệt. Chúng có sợi quang được làm từ vật liệu thủy tinh hoặc nhựa Silica trong suốt. Sợi cáp quang có đường kính rất nhỏ, kích thước của nó chỉ bằng một sợi tóc. Truyền dữ liệu bằng sóng ánh sáng trên cơ sở chuyển đổi tín hiệu điện- quang- điện.

Cấu tạo sợi cáp quang của hạ tầng FTTH
Cấu tạo sợi cáp quang của hạ tầng FTTH

Các nhà mạng cáp quang nổi bật hiện nay có thể kể đến: nhà mạng Viettel, FPT và VNPT. Hiện nay, các nhà mạng tại Việt Nam hiện đang có 6 tuyến cáp biển, trong đó 5 tuyến cáp quang biển kết nối quốc tế gồm Asia America Gateway (AAG), APG (Asia Pacific Gateway), SMW3, Intra Asia (IA, còn gọi là Liên Á) và Asia- Africa- Euro 1 (AAE-1). Và 1 tuyến cáp biển ADC (Asia Direct Cable) có băng thông lớn nhất Việt Nam do dịch vụ lắp đặt mạng Viettel đầu tư và bắt đầu hoạt động từ 19/04/2022.

Nhược Điểm:

  • Các nhà mạng cáp quang do quá chú trọng vào chất lượng đường truyền, và dịch vụ chăm sóc khách hàng để khách hàng có những trải nghiệm khi sử dụng wifi tốt nhất, nên gần như không chú trọng về mãng truyền hình. Gần như không có kênh truyền hình chuyên biệt được khách hàng chú ý. Đây là một điểm trừ lớn cho truyền hình cáp quang.

Ưu điểm:

  • Do truyền tín hiệu bằng môi trường ánh sáng nên tốc độ rất ổn định, cân bằng tốc độ download và upload. Suy hao cực kỳ thấp, và có thể tiệm cận 100% băng thông cam kết ( Khách Hàng có thể kiểm tra băng thông bằng app Speedtest trực tiếp trên điện thoại). Tốc độ truyền dẫn có thể lên đến 10Gbps ( Gấp 40 lần so với cáp đồng trục)
  • Các nhà mạng cáp quang chú trọng rất nhiều vào dịch vụ Chăm Sóc Khách Hàng. Nên các khiếu nại của khách hàng về dịch vụ mạng hay các bảo trì kỹ thuật thường được giải quyết một cách nhanh chóng ( thường sau 4 tiếng khi nhận thông tin yêu cầu hỗ trợ). Chỉ dựa vào điểm này đã có thể khẳng định Cáp Quang là lựa chọn tốt nhất cho mạng wifi gia đình bạn.
  • Thông thường, dịch vụ truyền hình cáp quang Gia Đình thường được hỗ trợ kèm box 4K ( đối với mạng FPT)  hoặc HD Box ( Viettel và VNPT) hỗ trợ tivi thường xem được Youtube, hát Karaoke Online mà không cần mua tivi thông minh.
  • IPTV là dịch vụ truyền hình tương tác thế hệ mới được khai thác dựa trên hạ tầng FTTH sẵn có. Với hơn 200 kênh truyền hình độ nét cao, không nhòe nhiễu và bị ảnh hưởng bởi thời tiết và trong tương lai nó sẽ là trụ cột của mạng giải trí gia đình.
  • Nếu xét về tốc độ đường truyền và chất lượng sử dụng, chi phí  lắp đặt internet cáp quang là không cao so với cáp đồng truyền thống.

3. Cáp đồng- công nghệ truyền tải dữ liệu truyền thống:

Cáp đồng là loại cáp điện với một lõi đồng dẫn điện được bọc lại bởi một lớp vỏ cách điện, chung quanh quấn thêm một lớp bện kim loại, ngoài cùng lại có vỏ bọc cách điện. Môi trường truyền tín hiệu của cáp đồng là tín hiệu điện.

Hiện nay có khá nhiều nhà mạng cung cấp dịch vu internet Cáp Đồng trục. trong đó phải kể đến : CMC Telecom, VTVcab, SCTV, HTVC…

Ưu Điểm:

  • Đa phần các nhà mạng cung cấp dịch vụ wifi truyền hình Cáp Đồng đều là những nhà cung cấp dịch vụ truyền hình lâu đời, và có số lượng kênh truyền hình phong phú. Ngoài hơn 100 kênh truyền hình quốc dân và truyền hình địa phương, Các nhà mạng kể trên còn có hệ thống kênh độc quyền có nội dung phong phú, tuyệt đối không bán bản quyền, có thể xem đó là trái tim duy trì nguồn sống, và quyết định đến sự tồn tại của nhà mạng.

Nhược điểm:

  • Do kinh phí đầu tư thấp, hạ tầng lâu năm ít bảo trì nên tốc độ đường truyền không ổn định.
  • Vì môi trường truyền tín hiệu của cáp đồng là tín hiệu điện từ, nên độ ổn định thấp, tốc độ không ổn đinh và tối đa chỉ có thể đạt được 80% băng thông cam kết. Bên cạnh đó tốc độ download và upload có sự chênh lệch và tốc độ tối đa chỉ 20Mbps. Tốc độ dẫn truyền chỉ ở mức 256Mpbs.
  • Do sử dụng lõi đồng, nên độ bảo mật thông tin khá thấp, có thể bị đánh cắp trên đường dây, dễ ảnh hưởng bởi thời tiết. Gây tình trạng mất kết nối khi chuyển trời, nhòe màn hình tivi. Và sẽ dẫn điện gây cháy thiết bị khi có sấm sét.

II. Hạ tầng FTTH công nghệ AON và GPON:

Đường truyền internet trên hạ tầng cáp quang FTTH ra đời để thay thay thế cho công nghệ ADSL (Asymmetric Digital Subscriber Line – đường dây thuê bao số bất đối xứng, tốc độ download và upload khác nhau). FTTH được dịch vụ lắp internet và truyền hình Viettel cũng như FPT và VNPT triển khai cho khách hàng sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong thời đại chuyển đổi số. Hiện tại các nhà mạng cáp quang triển khai hạ tầng FTTH công nghệ AON và GPON tùy thuộc vào yêu cầu của chủ đầu tư từng khu vực. Với những ưu nhược điểm như sau:

1. Hạ tầng FTTH công nghệ AON:

Hạ tầng FTTH công nghệ AON (Active Optical Network) gọi là mạng cáp quang chủ động. Công nghệ AON là một trong những loại công nghệ viễn thông tân tiến nhất hiện nay. Nhưng ngoài các nhân viên công nghệ, rất ít người dùng nắm rõ khái niệm AON là gì? Công nghệ AON được sử dụng để cung cấp cho mỗi thuê bao một đường cáp quang riêng được kết nối từ thiết bị trung tâm (Access Node) tới thuê bao sử dụng (FTTH – Fiber to the Home).

Cơ chế chuyển mạch point to point trong công nghệ AON
Cơ chế chuyển mạch point to point trong công nghệ AON

* Ưu điểm:

  • Theo các chuyên gia tin học, AON là loại công nghệ truyền dẫn băng thông lớn. Sản phẩm có tốc độ truyền tải nhanh và có tính ổn định cao. AON mang cấu trúc point to point hay còn gọi là điểm truy cập điểm. Đây là mạng cáp quang chủ động có đường truyền dẫn trực tiếp đến người dùng. Cho tốc độ truy cập từ 100Mbps đến 1Gbps. Và chiều dài tối đa của sợi cáp lên đến 70km.
  • Hạ tầng FTTH công nghệ AON có cấu trúc point to point, sợi cáp quang được đi trực tiếp từ trạm trung tâm (access node) đến tận hộ sử dụng. Mỗi đường truyền sử dụng riêng 1 node nên tốc độ nhanh hơn, tín hiệu ổn định hơn và tính năng bảo mật cao hơn so với công nghệ GPON. Hạn chế tin tặc trên không gian mạng.
  • Do mỗi thuê bao sử dụng riêng một sợi quang nên số lượng thuê bao bị ảnh hưởng khi phát sinh lỗi là rất thấp và thời gian xác định lỗi và hỗ trợ rất nhanh.

* Nhược điểm:

  • Hạ tầng FTTH công nghệ AON là chi phí triển khai là khá cao. Vì mỗi thuê bao sử dụng riêng 1 sợi cáp.
  • Chi phí vận hành công nghệ AON trên thuê bao cũng tốn khá nhiều tiền. Lý do là vì thiết bị Access Note có kích thước khá lớn và cần được cấp nguồn. Bên cạnh đó không gian hoạt động mà cáp cần cũng khá lớn.
  • Hiện nay, mạng lưới internet cáp quang thông dụng là công nghệ GPON, chỉ một số khu vực có yêu cầu riêng biệt từ phía nhà đầu tư mới triển khai hạ tầng AON (điển hình như khách hàng lắp internet  Viettel ở chung cư Vinhomes Grand Park và một số dự án đô thị, tòa nhà trực thuộc Vinhomes), nên khi chuyển đường truyền đi nơi khác, khách hàng sẽ tốn phí thay đổi thiết bị từ AON sang GPON.

2. Hạ tầng FTTH công nghệ GPON:

Hạ tầng FTTH công nghệ GPON (Passive Optical Network) là cơ chế truy cập điểm- đa điểm. Hiểu theo nghĩa đơn giãn là đường truyền cáp quang thụ động đến từng nhà. Gọi là mạng thụ động vì từ các trạm trung tâm (Access Node), nhà mạng sẽ triển khai mạng lưới cáp quang đến các POP ở nhiều khu vực, và mỗi POP này sẽ chia ra từ 6 đến 64 PORT, nghĩa là 1 sợi cáp quang có thể sử dụng cho 64 thuê bao. Phạm vi kéo cáp tối đa ở mức 20km.

Cơ chế chuyển mạch điểm- đa điểm trong công nghệ GPON
Cơ chế chuyển mạch điểm- đa điểm trong công nghệ GPON

* Ưu điểm:

  • Do truy cập theo cơ chế điểm đến đa điểm, 1 sợi cáp quang có thể sử dụng đến 64 thuê bao nên chi phí triển khai cho từng thuê bao khá thấp. Công nghệ GPON được các nhà mạng ưu tiên sử dụng và là công nghệ phổ biến nhất hiện nay. Việc triển khai mạng PON có thể sử dụng một sợi quang từ OLT để chia sẻ cho nhiều thuê bao. Quá trình này được thực hiện thông qua bộ chia thụ động.
  • Băng thông cao hơn công nghệ AON, có thể lên đến  2.5Gbps. Đây là tốc độ đạt được khi thiết bị không sử dụng Splitter và mạng được triển khai theo mô hình điểm – đa điểm.

* Nhược điểm:

  • Chi phí triển khai và vận khành khá thấp tuy nhiên chi phí khi nâng cấp đường truyền lại khá cao, do phải nâng cấp tất cả các thuê trong cùng trạm 1 lúc
  • Thời gian kiểm tra lỗi phát sinh và số lượng thuê bao bị ảnh hưởng cao hơn hạ tầng AON. Do nhiều thuê bao dùng chung 1 trạm, khi trạm phát sinh lỗi, tất cả các thuê bao trong trạm đó đều bị ảnh hưởng.
  • Khả năng bị nghe lén, và bị tấn công từ tin tặc ở không gian mạng cao hơn. Tuy nhiên, để khắc phục vấn đề này, các nhà mạng đều có các ứng dụng hoặc tường lửa hoặc đã chặn mặc định các nguồn ẩn chứa nguy cơ có chứa virus.

“Trên đây, là những thông tin sơ lược về hạ tầng FTTH công nghệ AON và GPON, giúp khách hàng hiểu rỏ về đường truyền internet cáp quang mà mình đang sử dụng. Tuy nhiên, sử dụng công nghệ AON hay GPON còn tùy thuộc vào hạ tầng FTTH mà nhà mạng đã triển khai tại khu vực đó. Nếu khách hàng muốn sử dụng hạ tầng khác, chi phí triển khai mới là khá lớn.”

Viettel Online chân thành cảm ơn quý khách đã luôn tin tưởng và đồng hành cùng dịch vụ lắp mạng Viettel– Internet cáp quang băng thông rộng của Viettel Telecom

Đánh Giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Đăng Ký
Gọi HOTLINE